Nhớ, sếp là đối tác, không phải bạn bè!

Sếp là ai? Sếp là người làm ăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, mọi việc sếp làm, mọi khoản tiền sếp bỏ ra đều phải mang lại lợi nhuận.

sep-va-nhan-vien-kien-nghiep

01. Hải đến công ty tôi phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng MIS. Hồ sơ của cậu ấy rất ấn tượng, trình độ cao, kinh nghiệm làm việc phong phú… nhưng điều thu hút tôi nhất lại là lý do khiến cậu ấy nghỉ việc ở công ty cũ. Hải giữ chức khá cao công ty cũ, lương cũng rất ổn, có thể nói đãi ngộ còn hơn cả công ty tôi, không hiểu sao cậu ấy lại đổi việc.

Cuối cùng nghi vấn của tôi cũng được giải đáp trong buổi phỏng vấn, thì ra lý do khiến cậu ấy dứt áo ra đi là vì bị sếp cũ “phản bội”.Ban đầu khi mới bắt đầu dự án, sếp cũ đối với cậu ấy rất tốt, anh anh em em thân thiết lắm, giao toàn bộ quyền quyết định cho cậu ấy. Nhưng sau khi dự án kết thúc, kết quả không được như mong đợi, anh ta liền trở mặt, quay sang trách mắng cậu ấy mà không thèm nghe giải thích, Hải cảm thấy bị phản bội nên thôi việc.02. Sếp là ai? Sếp là người làm ăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, mọi việc sếp làm, mọi khoản tiền sếp bỏ ra đều phải mang lại lợi nhuận. Vì thế khi nghe có người nói sếp của họ rất tốt hay sếp gần gũi như anh em, tôi đều cảm thấy lo thay cho họ.

Sai lầm của Hải là sai lầm về nhận thức, cho rằng sếp sẽ luôn luôn ủng hộ mình vô điều kiện. Hãy nhớ rằng sếp là nhà tư bản, mà đối với tư bản thì lợi ích luôn trên hết, vì thế đừng ảo tưởng về một tình bạn giữa nhân viên và sếp.03. Mọi quyết định của sếp đều liên quan đến trao đổi và lợi ích. Thực chất hành động trao quyền điều hành cũng chính là một hình thức đầu tư. Họ hi vọng cấp dưới sẽ cảm thấy được trọng dụng, sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa, phát huy hết khả năng, nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó công việc sẽ được hoàn thành ở mức tốt nhất và họ sẽ thu được nhiều và nhiều lợi nhuận hơn. Họ gọi đó là ROI (Return Of Investment).

Vì thế nếu bạn không hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, thì có nghĩa là bạn đã thất bại, giải thích với sếp cũng chẳng có tác dụng gì.04. Sếp cũng là người, cũng có tình cảm, cũng có yêu ghét, vì thế việc chúng ta cần làm là duy trì một khoảng cách an toàn với sếp, duy trì một mối quan hệ chỉ dừng ở mức công việc.

Nhiều người rất thích vui chơi tụ tập với sếp sau giờ làm việc, tôi không cho rằng đó là một việc tốt. Tất nhiên thi thoảng đi một lần thì không sao, nhưng nếu làm việc đó thường xuyên, bạn sẽ nảy sinh tâm lý coi sếp là bạn bè thân thiết, dần dần công tư lẫn lộn, lúc nào cũng có một loại cảm giác mong đợi với người đó.

Như trong câu chuyện của Hải, người sếp kia thực ra chẳng hề phản bội cậu ấy, nhưng chính vì cậu ấy coi sếp là bạn, nên mới cảm thấy bị “phản bội”.Thực chất tất cả đều là bạn tự tưởng tượng ra cả, đừng cho rằng sếp cũng như bạn, sếp sẽ không bao giờ là bạn của bạn đâu.05. Đương nhiên cũng sẽ có trường hợp sếp thật lòng muốn khuyến khích, ủng hộ cấp dưới, bởi như đã nói, sếp cũng là con người. Nhưng sự ủng hộ này luôn đi kèm theo một điều kiện: lợi ích lâu dài. Chỉ cần bạn làm được đúng như mong đợi thì ủng hộ hay khuyến khích là một hành động quá đơn giản với sếp.

Nhưng con người ai chẳng có lúc này lúc khác. Giữ khoảng cách vừa phải sẽ giúp bạn có được động lực khi bạn cần, và tránh khỏi những tổn thương không cần thiết.Tóm lại, tôi thật lòng khuyên bạn, đừng bao giờ để tình cảm lẫn vào công việc, nếu không sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra vấn đề.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media