Những thách thức trong quản lý nhân sự

Ngày nay, nghề nhân sự hay cụm từ “quản trị nhân sự”, “quản trị nguồn nhân lực” được nhắc đến nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường đại học cũng bắt đầu mở các khoa đào tạo chuyên sâu và cơ bản hơn về lĩnh vực quản trị nhân sự. Tuy nhiên, vai trò của quản trị nhân sự, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam với rất nhiều người vẫn là một khái niệm mơ hồ.

thach-thuc-trong-quan-ly-nhan-su-kien-nghiep1

Khi xây dựng, thực hiện những chính sách về nhân sự sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty. Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.

Vậy làm sao để cân bằng giữa lợi ích của công ty và lợi ích của nhân viên là công việc mà nhà quản lý nhân sự phải tính toán kỹ lưỡng, tùy theo từng công ty mà nhà quản lý nhân sự phải tìm cách giải quyết những vấn đề xảy ra, biết xử lý khó khăn, xây dựng được tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên để giúp tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp.

1. Khiếu nại về chính sách lương thưởng

Người quản lý nhân sự gặp phải điều này rất nhiều nhất là những doanh nghiệp có mặt bằng lương thấp và ngay cả công ty có mặt bằng lương cao hơn. Nguyên nhân có thể do người quản lý nhân sự đánh giá về kinh nghiệm, trình độ của nhân viên thiếu chính xác cũng như những kỹ năng của cán bộ nhân viên đã được nâng cao nhưng chưa được ghi nhận, việc phân tích và xác định mức lương thiếu chính xác cho nhân viên, vì thế người quản lý nhân sự cần đưa ra được mức lương hợp lý và phải tạo ra được sự công bằng giữa các nhân viên. Đôi khi cách thức điều hành của người quản lý thiếu tính nhất quán, đồng bộ, thiếu sự linh hoạt trong việc xác định mức lương cho nhân viên, cũng có thể do một sức ép nào đó mà người quản lý nhân sự không thể xác định được mức lương, giá trị công sức của người lao động.

2. Sự luân chuyển lao động gia tăng

Đôi khi chất lượng nhân lực đi xuống, làm giảm năng suất lao động, dần dần lao động cũ thôi việc dẫn đến việc tuyển dụng liên tục, làm mất cân bằng nhân sự trong hệ thống.

Người quản lý nhân sự giỏi sẽ xác định liệu đã có sự công bằng, nhất quán, chính xác trong việc trả lương cho nhân viên hay chưa, xác định được lợi ích cũng như chi phí của người lao động, thời gian họ được nghỉ phép, sự hài lòng với công việc của nhân viên, nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành những quy tắc đã đề ra hay không?

3. Cân bằng những mối quan hệ phức tạp

Đó là mối quan hệ giữa người lao động với nhau, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, thông thường mối quan hệ này rất phức tạp, vì thế việc cân bằng nó sẽ rất khó khăn. Vì vậy người quản lý nhân sự phải có nghệ thuật xử lý một cách khôn ngoan, thực tế không phải người quản lý nhân sự nào cũng biết cách giải quyết hài hòa những vấn đề mắc phải, một số thiếu những kỹ năng trong đàm phán, thuyết phục nhân viên trong việc hòa giải các mâu thuẫn nội bộ.

thach-thuc-trong-quan-ly-nhan-su-kien-nghiep2

4. Khó tuyển được nhân sự có chuyên môn cao

Nguyên nhân chủ yếu là do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động về trình độ và chuyên môn, bên cạnh đó còn do công ty không có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và thu hút nhân tài. Vì thế công ty cần có những chính sách thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo dựng mối quan hệ với những công ty chuyên môi giới trong truyển dụng, sự tiến cử trong nội bộ doanh nghiệp hoặc tận dụng những mối quan hệ từ chính nhân viên.

5. Người lao động lẫn tránh những khóa đào tạo của công ty

Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu động cơ học tập hoặc việc đào tạo tại công ty chỉ là vấn đề về hình thức, công ty không nêu rõ về những lợi ích và có kế hoạch ứng dụng những kiến thức cho người lao động sau khi họ được đào tạo. Để khắc phục tình trạng này công ty cần phải xác định được mục đích của việc đào tạo, làm cho nhân viên hiểu được mục tiêu và những lợi ích của việc đào tạo này, phải có kế hoạch cũng như việc triển khai kế hoạch đào tạo bài bản.

6. Người lao động quá thụ động

thach-thuc-trong-quan-ly-nhan-su-kien-nghiep

Nguyên nhân là do cấp trên nắm tất cả quyền điều hành, quản lý công việc, không phân quyền cho nhân viên để họ có thể tự xây dựng kế hoạch làm việc. Hoặc do thiếu thông tin và những hướng dẫn kịp thời trong công việc. Không có những chính sách về khuyến khích nhân viên chủ động làm việc. Không phân rõ về quyền hạn và trách nhiệm của người lao động vì vậy doanh nghiệp cần phải phân quyền, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, có chính sách khuyến khích người lao động thực hiện kế hoạch đã đề ra, cho người lao động tự lập kế hoạch và có thực hiện kiểm tra về tiến độ làm việc. Khích lệ, động viên những người có sáng tạo, cải tiến trong công việc.

7. Khó khăn khi tìm đội ngũ kế thừa

Đa số nhân sự giỏi ở nước ta hiện nay có xuất thân từ các công ty nhỏ, công ty tư nhân, ở đó người chủ doanh nghiệp sẽ quyết định mọi việc. Còn những công ty có nguồn gốc là công ty nhà nước thì vẫn mang tính quan liêu, bao cấp, vì thế việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo kế thừa là vấn đề khá nhạy cảm. Nhiều khi chủ doanh nghiệp và ứng viên không cùng quan điểm, công tác quản lý thiếu sự chuyên nghiệp, kỹ năng và ý thức của nhân viến còn yếu kém, vấn đề khó xử với những người có thâm niêm, có công với công ty.

TIN LIÊN QUAN