P&L là gì?

P&L trong kinh doanh hay doanh nghiệp chính là báo cáo về tình trạng lãi hay lỗ. Đối với các doanh nghiệp thì P&L đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy để hiểu rõ hơn về P&L là gì?  hãy cùng tìm hiểu nhé!

p&l-la-gi-kien-nghiep-group2

P&L là gì?

Khái niệm

P&L là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Profit and loss” để nhắc đến vấn đề về lãi hay lỗ. Thuật ngữ này được hiểu trong lĩnh vực kinh doanh là báo cáo về tình trạng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu đó là báo cáo về việc hiện doanh nghiệp đang lãi hay lỗ.

Vai trò của P&L trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vai trò của báo cáo kinh doanh này rất quan trọng dùng để đánh giá doanh nghiệp đó có tình trạng hoạt động như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp đề ra được những kế hoạch để định hướng cho mình cải thiện tình trạng tại sao cho phù hợp. Trong hợp tác nhiều công ty, doanh nghiệp cũng sẽ nhìn vào các chỉ số P&L để đánh giá và đưa ra quyết định có trở thành đối tác hay không.

Cũng qua P&L các doanh nghiệp sẽ có phương pháp để có thể nắm được những nguyên do gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Những số liệu thống kê trong báo cáo kinh doanh được lấy từ những báo cáo doanh thu của doanh nghiệp do các bộ phận sales tổng hợp.

Từ những kết quả đó của bảng báo cáo được lập sẽ cho doanh nghiệp đó biết được rằng tình trạng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp họ có thực sự hiệu quả hay không? Nếu tình trạng kinh doanh đang trong trạng thái thua lỗ liên tục thì cần phải có những hướng giải quyết và xử lý vấn đề này sao cho hiệu quả.

P&L là gì?

Ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh thì báo cáo kinh doanh P&L sẽ thể hiện sự lãi lỗ của một doanh nghiệp. Từ đó chúng ta có thể nhận thấy được ý nghĩa của P&L với cách doanh nghiệp là phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói một cách khác nó sẽ cho thấy được công ty này đang trên đà phát triển hay có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng.

Ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:

  • Giúp các doanh nghiệp xác định được nguyên nhân khiến doanh thu tăng hoặc giảm. Từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp hữu dụng.
  • Cung cấp nguồn số liệu để lập nên những bản báo cáo kinh doanh từ sổ sách và giấy tờ có liên quan.
  • Thể hiện được doanh thu cũng những những khoản lợi nhuận từ những hoạt động bán hàng hay các dịch vụ doanh nghiệp. Qua đó xây dựng những bản báo cáo kinh doanh cho doanh nghiệp chi tiết, xác thực nhất.

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào?

Như đã nói ở trên, kết quả hoạt động kinh doanh là sự phản ánh chân thực nhất về tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp. Vậy nên các tiêu chí trong một bản báo cáo kinh doanh sẽ được sắp xếp để phản ánh phương trình:

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Với chế độ kế toán hiện hành thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ được chia thành hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Trong đó, hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.

Nguyên tắc để lập báo cáo kết quả kinh doanh là phải thể hiện được tất cả các doanh thu phân loại rõ ràng. Các loại doanh thu thường được phân chia thành: doanh thu của hoạt động kinh doanh, doanh thu dịch vụ, doanh thu tài chính và doanh thu từ các nguồn thu nhập khác. Trong đó cần nêu ra rõ những chi phí đã dùng để đạt được những doanh thu đó là bao nhiêu. Lợi nhuận chính là phần thu nhập chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra.

Nội dung bảng kết quả hoạt động kinh doanh 

Trong bản bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nội dung sẽ được tính toán theo công thức sau đây:

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

Những khoản giảm trừ doanh thu sẽ gồm:

  • Chiết khấu thương mại
  • Giảm giá hàng bán
  • Giá trị hàng bán bị hoàn trả
  • Các thuế gián thu được tính trong giá bán

Đối với các chỉ tiêu lợi nhuận sẽ do mỗi doanh nghiệp tự quy định. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau, lượng tài sản sử dụng cho các hoạt động kinh doanh cũng khác nhau. vậy nên, để có thể đảm bảo được việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính thì nhà quản trị tài chính sẽ cần phải xác định được chỉ tiêu lợi nhuận như sau:

  • Những khoản lợi nhuận trước khi vay lãi và các khoản thuế (EBIT) = doanh thu thuần bán hàng – giá vốn bán hàng – chi phí bán hàng – chi phí quản lí
  • Lợi nhuận trước thuế từ những hoạt động sản xuất = EBIT – lãi vay vốn phải trả trong kì
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1- thuế suất thu nhập doanh nghiệp)

Từ công thức trên bạn sẽ có thể biết cách phân tích P&L trong kinh doanh. Hiểu được những số liệu đó thì việc đọc báo cáo kết quả kinh doanh không còn là vấn đề phải lo ngại nữa rồi.

Người lập báo cáo kinh doanh là ai?

Thường công việc làm P&L sẽ do bộ phận kế toán hoặc tài chính của doanh nghiệp, công ty thực hiện. Những số liệu trong bản báo cáo sẽ được các kế toán viên tập hợp lại từ những chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính của các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó xử lý số liệu và đưa ra một bản báo cáo kinh doanh chi tiết nhất.

Công việc làm báo cáo kinh doanh sẽ cần vận dụng rất nhiều kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ chuyên ngành tài chính – kế toán. Vậy nên, công việc này thường thuộc sự đảm nhận của bộ phận kế toán của các doanh nghiệp.

TIN LIÊN QUAN