content_copy

Quản lý cấp trung là gì?

quan-ly-cap-trung-la-gi-kien-nghiep-group

Trong hệ thống kinh doanh theo chiều dọc, các cấp bậc được chia thành ba loại là nhà quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cơ sở. Vậy nhà quản lý cấp trung có vai trò, nhiệm vụ như thế nào trong công ty là gì? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu vị trí này qua bài sau các bạn nhé.

quan-ly-cap-trung-la-gi-kien-nghiep-group

1. Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là những cấp bậc quản lý trung gian giữa nhân viên và quản lý cấp cao. Họ sẽ có ít thẩm quyền hơn so với những nhà quản lý cấp cao khác, song song đó quyền hạn của họ cũng sẽ cao hơn so với các quản lý cấp thấp.

Tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp, quản lý cấp trung sẽ có thể là những vị trí như trưởng các phòng ban, giám đốc xưởng sản xuất nhỏ, tổ trưởng, đội trưởng tổ kỹ thuật. Những người quản lý cấp trung được xem là vị trí chiến lược và là một trong những người hỗ trợ cho các quản lý cấp cao vận hành, quản lý doanh nghiệp.

2. Kỹ năng cần có của quản lý cấp trung 

Bởi vì gánh vác rất nhiều nhiệm vụ nên các công ty luôn đòi hỏi một nhà quản lý cấp trung có đầy đủ tất cả các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh. Điều này sẽ đem lại những lợi thế trong quá trình làm việc cho toàn bộ nhân sự của công ty. Hơn thế nữa, vị trí quản lý này luôn phải học hỏi và trau dồi rất nhiều những kiến thức khác ngoài để phục vụ công việc. Trong tương lai, nó cũng giúp ích rất nhiều trong việc thăng tiến thành quản lý cấp cao.

Khi bạn thể hiện được nhiều hơn những thứ công ty cần, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân sự quản lý tiềm năng cho công ty. Vì thế, đừng bỏ qua các kỹ năng cơ bản mà một quản lý cấp trung cần có ngay dưới đây:

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Từ trước đến nay, môi trường kinh doanh luôn có sự đổi mới liên tục. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng tiêu dùng của thị trường đang thay đổi rõ rệt.

Để thành công trong môi trường năng động như vậy, các nhà quản lý đòi hỏi phải có sự linh hoạt. Không chỉ vậy, nhà quản lý cấp trung cũng có nhiệm vụ giúp nhân viên của mình thích nghi nhanh chóng, bắt kịp với sự thay đổi ấy.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản bắt buộc trong kinh doanh. Bởi lẽ, quản lý cấp trung sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau. Đó không chỉ là nhân viên, lãnh đạo trong công ty mà còn là đối tác, nhà cung cấp, khách hàng hay cả đối thủ.

Dù là đối tượng nào, bạn vẫn phải giữ được sự chuẩn mực và chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu sở hữu khả năng giao tiếp trôi chảy, khéo léo bạn sẽ ghi điểm tốt hơn trong mắt người đối diện.

quan-ly-cap-trung-la-gi-kien-nghiep-group

Kỹ năng báo cáo

Với vai trò là cầu nối, bạn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ tổng kết hiệu quả công việc và báo cáo thường xuyên với ban lãnh đạo. Do đó, việc báo cáo một cách rõ ràng, mạch lạc và logic là kỹ năng bạn cần trau dồi mỗi ngày.

Các biên bản báo cáo sẽ thể hiện góc nhìn, khả năng tư duy của bạn trong công việc. Nó cũng giúp bạn đánh giá tổng quan tiến độ, hiệu suất chung của đội ngũ hay tìm ra các “điểm nóng” cần giải quyết nhanh chóng.

Kỹ năng thiết lập và đạt được mục tiêu chiến thuật

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu và chiến lược lớn của cả công ty sẽ được nhà quản trị cấp cao đưa ra. Sau đó, cấp quản lý bậc trung sẽ là người cụ thể hóa mục tiêu này vào các kế hoạch chi tiết cho nhân viên.

Mặc dù theo đúng định hướng chung nhưng các mục tiêu nhỏ này cũng cần phải được thiết lập và hoạch định kỹ lưỡng. Nó sẽ là cơ sở để các phòng ban, đội nhóm cùng thực hiện. Đồng thời, nhà quản lý dễ dàng giám sát hiệu quả công việc theo từng giai đoạn nhất định.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Công tác quản lý con người chưa bao giờ dễ dàng do sự khác biệt về năng lực, tính cách, mong muốn của từng cá nhân. Chính vì vậy, khi quản lý người nhân viên, bạn luôn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra các chỉ thị và chính sách mới.

Có những lúc, bạn cần có sự nghiêm khắc để cấp dưới có sự tôn trọng và thúc đẩy sự tập trung, tinh thần quyết tâm của họ. Thế nhưng, nhiều trường hợp bạn lại cần phải gần gũi, chia sẻ niềm vui với nhân viên để tạo động lực và gắn kết đội ngũ.

Kỹ năng này cũng cần người quản lý phải biết cách dùng người. Việc nhìn ra ưu điểm, khuyết điểm của từng người cho phép bạn phân bổ nhân lực hợp lý. Nó cũng tránh các trường hợp ủy quyền và giao việc sai người khiến cho toàn bộ quy trình làm việc bị gián đoạn.

3. Chức vụ của quản lý cấp trung

Họ thường là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ, hay tổ trưởng tổ kỹ thuật… Nhà quản lý ở tầng giữa sẽ chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ hệ thống nhân viên dưới quyền mình dựa trên chính sách của ban lãnh đạo. Họ sẽ đảm bảo mọi người đi theo định hướng phát triển của công ty.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều tầng quản lý cấp trung. Điều này nghĩa là không phải tất cả các nhà quản lý cấp trung đều ngang hàng nhau. Nó còn phụ thuộc vào yếu tố quy mô, định hướng phát triển của riêng từng doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường sẽ không phân chia cấp cao và cấp trung. Người chủ doanh nghiệp thường sẽ quản lí hết tất cả các khâu và toàn bộ nhân sự từ nhân viên, kế toán,…

Do các công ty nhỏ chưa có nhiều tiềm lực nên việc giảm tại cấp bậc giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhìn chung vai trò này luôn đòi hỏi bạn phải có năng lực và bản lĩnh để giám sát, đánh giá hết tất cả những nhiệm vụ trong quá trình làm việc.

quan-ly-cap-trung-la-gi-kien-nghiep-group

4. Vai trò của quản lý cấp trung

Các quản lý cấp trung là thành phần quan trọng trong tổ chức, bộ phận vì các lý do sau:

Cầu nối liên kết

  • Họ là cầu nối liên kết giữa công việc của nhà quản trị với toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty. Nhà quản lý cấp trung sẽ phổ biến lại rõ ràng và chuẩn xác kế hoạch của công ty xuống cho nhân viên cấp dưới.
  • Vì thế, họ tiếp xúc với nhân viên nhiều hơn tạo nên sự thấu hiểu, quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của những người lao động. Họ có những quan sát rất sát sao về hoạt động giữa bộ phận kinh doanh, chăm sóc dịch vụ với khách hàng.
  • Họ cũng chính là người phụ trách chuyển những thông tin đó thành báo cáo chi tiết cho lãnh đạo cấp cao. Nhìn chung, quản lý cấp trung được xem như cánh tay phải đắc lực cho ban điều hành, chủ doanh nghiệp.

Đóng vai trò quản lý chặt chẽ các nhân viên cấp dưới

  • Giám sát hoạt động thường ngày của cấp dưới cũng như là nhân viên.
  • Lên mục tiêu cho team.
  • Báo cáo năng suất làm việc của nhân viên cho cấp trên.
  • Tuyển dụng/đào tạo nhân viên.
  • Thiết lập ngân sách cho team.
  • Trở thành người mẫu mực cho cấp dưới noi theo.

Quản lý cấp trung là một bộ phận gánh vác rất nhiều công việc và chịu áp lực từ cả cấp trên và cấp dưới. Để không bị các áp lực này đánh bại, bạn cần rèn luyện cho mình một “tinh thần thép” và các kỹ năng cần thiết.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về vị trí quản lý cấp trung trong doanh nghiệp. Tìm việc Quản Lý Cấp Trung Lương Cao TẠI ĐÂY.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ