Cẩm nang tìm việc vị trí Factory Manager

Factory Manager là người đứng đầu khu vực nhà máy sản xuất  là một vị trí trọng điểm trong toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Áp lực lớn, trách nhiệm cao nhưng bù lại, phúc lợi luôn tương xứng và là niềm mong đợi của nhiều ứng viên.. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu vị trí này các bạn nhé.

1. Factory Manager là gì?

Factory Manager hay Quản lý nhà máy là vị trí chịu trách nhiệm giám sát một phần hoặc toàn bộ các hoạt động trong nhà máy. Phạm vi quản lý của vị trí này phụ thuộc vào quy mô nhà máy lớn hay nhỏ. Nhiệm vụ chính của Factory Manager là giám sát đội ngũ công nhân sản xuất, giám sát kiểm soát chất lượng sản phẩm, tìm kiếm biện pháp tăng năng suất, giảm chi phí và đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, ổn định.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, vị trí này giữ vai trò rất quan trọng. Bởi vì sự hiện diện của họ đảm bảo quy trình sản xuất luôn vận hành ổn định, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Đồng thời, còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và quản lý cũng như tối ưu năng suất làm việc.

Có thể thấy, vai trò của Factory Manager có ảnh hưởng đến phần lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi tuyển dụng vị trí này, doanh nghiệp luôn có yêu cầu khá cao về chuyên môn cũng như năng lực điều hành và quản lý của ứng viên.

2. Nhiệm vụ của một Factory Manager

Factory Manager luôn xuất phát từ những nhiệm vụ thực tế mà công việc đặt ra. Thông qua danh sách nhiệm vụ dưới đây, các chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những nhiệm vụ mà Factory Manager cần làm như sau:

  • Nghiên cứu, đề xuất, phát triển các kế hoạch đổi mới quy trình vận hành tại nhà máy
  • Trực tiếp triển khai các kế hoạch cải tiến được phê duyệt
  • Phối hợp cùng các phòng ban nhằm đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng theo quy định của chính phủ
  • Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ, đảm bảo toàn bộ hệ thống luôn hoạt động tốt
  • Kiểm tra, giám sát hiệu suất làm việc của toàn hệ thống
  • Phân tích số liệu tổng hợp, kịp thời phát hiện những sự cố có khả năng xảy ra và tìm cách giải quyết sớm nhất.
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng thành phẩm trong mỗi quy trình sản xuất
  • Tham gia tuyển dụng, đào tạo nhân viên kế thừa cho nhà máy
  • Xây dựng quy chế đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho nhân viên nhà máy
  • Tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, khích lệ tinh thần làm việc
  • Thiết lập báo cáo, trực tiếp trình bày trước ban lãnh đạo…

factory-manager-la-gi-kien-nghiep-group

3. Những yêu cầu tuyển dụng vị trí Factory Manager

Trên đây là những nhiệm vụ phổ biến mà bất cứ trưởng nhóm nhà máy nào cũng phải đảm nhận. Và để đảm bảo tuyển đúng người cho tổ chức, dưới đây là những yêu cầu tuyển dụng Factory Manager mà phòng nhân sự luôn đặt ra:

Trình độ học vấn chuyên môn

Bằng cử nhân quản trị kinh doanh, quản lý dây chuyền sản xuất, quản trị vận hành… hoặc những bằng cấp chuyên môn đặc thù như cơ khí chế tạo máy, KCS (quản lý chất lượng) chế biến thực phẩm, logistics… được đánh giá phù hợp nhất với vị trí Factory Manager.

Một khi đã đủ năng lực ứng tuyển trưởng nhóm nhà máy, bằng cấp không còn là yếu tố quyết định thắng thua nữa. Tuy nhiên, vẫn được xem là yếu tố “cần” để hoàn chỉnh hồ sơ ứng viên, đồng thời tạo thuận lợi cho Factory Manager mới nhậm chức khi tiếp quản công việc và quản lý nhân viên.

Kinh nghiệm làm việc

Ứng viên phải từng đảm nhận những nhiệm vụ hoặc chức danh liên quan đến quản lý hoặc giám sát nhà máy từ 02 – 05 năm. Trực tiếp công tác tại vị trí Factory Manager tối thiểu 01 – 02 năm sẽ được ưu tiên hơn. Nếu đúng vị trí lại cùng chuyên ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà tuyển dụng thì lợi thế cạnh tranh càng cao.

Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

Do nhu cầu thực tế yêu cầu chuyên môn sâu nên những kiến thức trang bị trong nhà trường khó đáp ứng kịp tốc độ phát triển của thị trường thực tế. Vì vậy, ứng viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua các khóa học ngắn hạn, điển hình là những chứng nhận về quản lý sản xuất chuyên sâu, quản lý vận hành nhà máy, quản lý kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO mới nhất…

Trình độ ngoại ngữ

Hệ thống máy móc cải tiến ngày nay đều có những bản chỉ dẫn bằng tiếng Anh hoặc nhiều ngoại ngữ khác. Thêm vào đó, rất nhiều công ty, tập đoàn từ Mỹ, Nhật, Hàn, Trung, Thái… sang Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất. Yêu cầu ngoại ngữ là điều không thể thiếu đối với ứng viên Factory Manager. Tiếng Anh nghe nói đọc viết thành thạo là phổ biến nhất, nếu biết thêm những ngoại ngữ khác sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh.

Trình độ máy tính 

Sử dụng thành thạo tất cả các ứng dụng Microsoft Office là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực ngành nghề sẽ có những phần mềm chuyên ngành hỗ trợ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất. Ứng viên có thể tự trau dồi bằng các khóa học ngắn hạn.

Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp có những phần mềm chuyên dụng đặc thù được lập trình riêng, ứng viên trúng tuyển vẫn phải tiếp cận lại nên doanh nghiệp chỉ xem đây là yếu tố phụ trợ.

Kỹ năng làm việc 

Những kỹ năng mềm liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà máy sẽ được khai thác thông qua các câu hỏi tình huống trong quá trình phỏng vấn :

  • Khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc
  • Khả năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến máy móc và nhân sự xuất sắc
  • Kỹ năng lãnh đạo đắc nhân tâm
  • Kỹ năng giao tiếp linh hoạt, khéo léo…

cam-nang-tim-viec-vi-tri-factory-manager-kien-nghiep-group

4. Lộ trình thăng tiến của Factory Manager

Factory Manager là một vị trí cấp quản lý trong doanh nghiệp. Khi đã thăng tiến đến vị trí này bạn sẽ có cơ hội chinh phục các vị trí cấp cao hơn. Lộ trình thăng tiến từ vị trí Factory Manager thường như sau: Factory Manager => Factory Director => Giám đốc điều hành.

Trên đây là lộ trình cơ bản một Factory Manager có thể trải qua để trở thành Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không trải qua vị trí Factory Director mà thăng tiến thẳng lên Giám đốc điều hành. Lộ trình cụ thể ra sao sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.

Cho dù trải qua lộ trình thăng tiến như thế nào thì bạn cũng phải trải qua một khoảng thời gian khá dài để có thể đạt tới vị trí Giám đốc điều hành. Trong suốt quá trình đó bạn sẽ phải nỗ lực rèn luyện bản thân.

Trên đây là bài viết chia sẻ của Kiến Nghiệp Group giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về vị trí Factory Manager. Kiến Nghiệp Group chúc các bạn luôn thành công trên con đường mình đã chọn.

Việc làm Factory Manager lương cao tại đây!

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN