content_copy

Mô tả công việc vị trí Kế toán kho

mo-ta-cong-viec-vi-tri-ke-toan-kho-kien-nghiep-group

Ngành kế toán có rất nhiều vị trí khác nhau như nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán thuế,v.v. Trong đó, kế toán kho là một bộ phận không thể thiếu của phòng kế toán. Tuy nhiên, nhiều bạn đang theo học và sắp tốt nghiệp ngành kế toán vẫn chưa hiểu rõ kế toán kho sẽ làm những công việc gì. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm viểu vị trí này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

mo-ta-cong-viec-vi-tri-ke-toan-kho-kien-nghiep-group

1. Kế toán kho là gì?

Trước khi tìm hiểu về kế toán kho làm gì thì bạn cần hiểu rõ về vị trí kế toán kho là gì. Hiểu một cách đơn giản, kế toán kho là những người đảm nhận công việc trong các kho hàng. Cụ thể đó là kiểm soát tình hình xuất nhập kho, đồng thời liên tục kiểm tra hàng tồn và lập báo cáo gửi lên ban lãnh đạo công ty.

Nhiều người thường nhầm lẫn công việc của kế toán kho với thủ kho. Bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp nhân sự kế toán kho thường kiêm cả vị trí thủ kho hoặc ngược lại. Tuy nhiên, bản chất thủ kho là người quản lý về mặt hàng hóa, trang thiết bị, vật tư,… trong kho. Trong khi kế toán kho là người kiểm soát về mặt giá trị hàng hóa, thực hiện các nghiệp vụ kho.

2. Nhân viên kế toán kho làm gì?

Vị trí kế toán kho được nhiều bạn sinh viên ngành kế toán lựa chọn là nghề nghiệp khởi đầu nên công việc kế toán kho làm gì hàng ngày, hàng tháng được rất nhiều người quan tâm. Nhìn chung, vị trí này không đòi hỏi chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm như các vị trí kế toán thuế, kế toán tổng hợp. Tuy nhiên những công việc của kế toán kho làm gì mỗi ngày đều cần sự chính xác và chỉn chu trong từng con số.

Công việc hàng ngày của kế toán kho

  • Nhận nhiệm vụ kiểm tra kỹ lưỡng các loại hóa đơn, chứng từ, giấy tờ khi xuất nhập hàng trong kho.
  • Thực hiện chứng từ, giấy tờ, hóa đơn mua hàng, kê khai thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa mỗi khi xuất, nhập hàng.
  • Thực hiện hạch toán khối lượng vật tư khi xuất nhập kho, công nợ, giá vốn và doanh thu hằng ngày một cách chi tiết, chuẩn xác nhất.
  • Là người thực hiện đối chiếu công nợ, hàng hóa xuất nhập kho và giải quyết các vấn đề rủi ro phát sinh.
  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và sắp xếp hàng hóa theo một trình tự khoa học nhất.

Công việc hàng tháng của kế toán kho

  • Kế toán kho là người tổng hợp tình hình công việc, sau đó làm báo cáo và nộp lên cấp trên vào cuối tháng.
  • Lập báo cáo tổng kết toàn bộ hình hình xuất, nhập hàng hóa, số lượng hàng tồn đọng lại mỗi tháng.
  • Đảm nhận việc kiểm kê hàng hóa trong kho cùng thủ kho.
  • Là người đối chiếu số lượng hàng tồn trong kho với sổ ghi chép để làm báo cáo cuối tháng.
  • Kế toán kho không phải là công việc nhàm chán giống như nhiều người nghĩ
  • Kế toán kho không phải là công việc nhàm chán giống như nhiều người nghĩ

Khi tìm hiểu về công việc kế toán kho làm gì tại doanh nghiệp, nhiều người cho rằng đây là công việc mang tính khuôn mẫu, lặp đi lặp lại. Tuy nhiên trên thực tế, những việc kế toán kho làm gì hàng ngày không bị bó hẹp trong một loại hàng hóa, công việc cố định.

Nếu bạn đang muốn bắt đầu với ngành kế toán thì rất nên chọn vị trí nhân viên kế toán kho vì không quá phức tạp như những vị trí kế toán khác, nhưng bạn vẫn sẽ học được rất nhiều điều từ việc hỗ trợ mọi người trong phòng ban.

mo-ta-cong-viec-vi-tri-ke-toan-kho-kien-nghiep-group

3. Yêu cầu công việc của nhân viên kế toán kho l?

  • Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tài chính hoặc kinh tế ở các trường từ Trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên.
  • Nắm vững kiến thức về các nghiệp vụ tin học văn phòng, thành thạo với các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay, excel, word…
  • Kế toán kho là vị trí khi tuyển dụng yêu cầu bạn phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc về mảng kế toán.
  • Ngoài những kiến thức trên, về kỹ năng làm việc bạn phải là người trung thực, tỉ mỉ, chi tiết, có trách nhiệm cao và chịu được áp lực trong công việc.

4. Mức thu nhập hiện nay của nhân viên kế toán kho

Mặc dù khối lượng công việc khá nhiều, mức lương của vị trí này phổ biến hiện nay từ 8,4-10,2 triệu/tháng, trung bình khoảng 10,4 triệu/tháng. Với doanh nghiệp có kho hàng lớn, mức lương của kế toán kho trung bình khoảng 23,2 triệu/tháng.

5. Kỹ năng cần có của vị trí kế toán kho

Nắm vững kiến thức chuyên môn về ngành

Đây là điều căn bản nhất mà ứng viên phải đáp ứng được, bởi vì ngành kế toán khá đặc thù bạn chẳng thể nào làm được công việc này nếu thiếu kiến thức nền tảng. Nhất là với kế toán kho, thường xuyên phải ghi chép các loại chứng từ và hạch toán nghiệp vụ về hàng hóa, thu chi,… nên cần nhiều kỹ năng chuyên môn.

Kỹ năng tin học thành thạo, ngoại ngữ tốt

Kỹ năng tin học tốt là yêu cầu bắt buộc với các kế toán nói chung và kế toán kho nói riêng. Bởi trong thời buổi công nghệ như hiện nay, tin học văn phòng được coi là công cụ đắc lực của kế toán viên giúp giải quyết được công việc, sổ sách, hạch toán khối lượng hàng hóa, doanh thu, công nợ…dễ dàng, nhanh chóng. Khả năng ngoại ngữ nghe, nói, đọc, viết tốt là một lợi thế làm cho bạn khác biệt với những ứng viên khác, lúc này cơ hội thăng tiến và chế độ lương của bạn cũng sẽ tốt hơn.

Sử dụng các phần mềm kế toán thành thạo

Việc sử dụng linh hoạt các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay không chỉ là yếu tố cần mà đây còn là yếu tố đủ nếu muốn bước chân vào ngành kế toán. Bởi chúng giúp giải quyết các vấn đề kế toán như thống kê, lập báo cáo,… một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu thiếu kỹ năng này, đó thực sự là yếu điểm, thiếu sót rất lớn với con đường sự nghiệp của bạn.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Kế toán là một ngành gắn liền với những con số, số liệu. Bạn biết đấy chỉ cần sai một con số, một dấu phẩy sẽ gây ra vô vàn những rắc rối, thiệt hại cho công ty do vậy người làm kế toán luôn phải tỉ mỉ, cẩn thận trong mọi tình huống.

Trung thực, đáng tin cậy

Như bạn đã biết kế toán viên là người tiếp xúc với những số liệu mật của mỗi doanh nghiệp, đó là lý do doanh nghiệp rất cần những ứng viên trung thực, biết giữ kín thông tin nội bộ cho họ. Nếu bạn hội tụ đủ những điểm tuyệt vời này chắc chắn bạn sẽ ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng và cấp trên của mình.

Khả năng quản lý thời gian tốt

Kế toán kho phải đảm nhận rất nhiều những nhiệm vụ khác nhau, chưa kể còn phải hỗ trợ phòng ban của mình khi cần. Do vậy họ cần phải có khả năng quản lý thời gian tốt để không trễ deadline, chậm tiến độ công việc.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Vị trí kế toán kho phải làm việc với rất nhiều người ở các phòng ban trong doanh nghiệp nhất là với kế toán trưởng. Do đó bạn cũng nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp ăn ý hơn trong công việc.

 mo-ta-cong-viec-vi-tri-ke-toan-kho-kien-nghiep-group

6. Bản mô tả công việc kế toán kho

Công việc của kế toán kho có phần khác biệt so với các vị trí khác trong bộ phận kế toán. Để bạn tránh nhầm lẫn và xảy ra các sai sót, Glints đã tổng hợp bản mô tả công việc kế toán kho phía dưới giúp bạn tham khảo và hình dung rõ hơn:

Thực hiện kiểm soát và theo dõi hàng hoá: công việc của kế toán kho sẽ kiểm kê và xác nhận số lượng hàng và giao nhận hoá đơn. Đồng thời cập nhật tình hình hàng hoá mỗi khi xuất hàng từ kho và nhập hàng từ các đơn vị phân phối.

Lập phiếu xuất- nhập kho: kế toán kho sẽ lập biên bản kiểm kê, chứng từ và nhập các số liệu hàng hoá, lưu trữ các hóa đơn, giấy tờ và chuyển cho các bộ phận liên quan để sao lưu, để cung cấp khi cần đối chứng.

Hạch toán doanh thu và kê khai thuế cho doanh nghiệp: trong quá trình xuất nhập khẩu, công việc kế toán kho phải hạch toán doanh thu, giá vốn hàng hoá, công nợ và vật tư theo quy định. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng cần kê khai thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa nguyên vật liệu, đảm bảo đóng thuế đúng như mức quy định của Nhà nước.

Lập các báo cáo hàng tồn kho: kế toán kho sẽ lập các báo cáo tồn kho và nhập xuất tồn. Đếm số lượng hàng tồn thực tế trong kho để so sánh và đối chiếu với dữ liệu được cập nhật trên hệ thống quản lý hàng. Khi so sánh, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của số lượng hàng, cần lập báo cáo với quản lý để giải quyết.

7. Lưu ý để làm tốt công việc kế toán kho

Công việc kế toán kho chịu trách nhiệm rất nhiều việc khác nhau. Do đó, sẽ có những sơ xuất xảy ra khi làm việc mà khó có thể tránh khỏi. Để hạn chế và giảm thiểu các tình huống rủi ro, kế toán kho cần lưu ý một số chi tiết:

Quá trình xuất nhập hàng

Trong quá trình xuất nhập hàng, kế toán kho cần kiểm tra các chứng từ hoặc hóa đơn về hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng và độ chính xác của các giấy tờ. Đồng thời, thực hiện công tác chuyển giao các hoá đơn đến các bộ phận có liên quan để lưu trữ và báo cáo.

Kiểm kê số lượng hàng tồn kho

Để tránh nhầm lẫn giữa các loại hàng và hạn sử dụng, kế toán kho luôn phải ghi chú phiếu xuất nhập cho từng kệ chứa hàng và cập nhật trên các phần mềm số lượng hàng tồn kho, đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu cũng như việc này sẽ giúp kế toán kho tiết kiệm thời gian khi cần các thông tin liên quan đến từng loại.

Khi thực hiện mua hoặc đặt hàng

Thực hiện các thủ tục đặt hàng của kho theo kế hoạch định kỳ. Kế toán kho sẽ trực tiếp theo dõi quá trình nhập hàng và kiểm tra đầy đủ các thông trên các giấy tờ nhằm tránh các rủi ro không đáng có. Lưu ý số lượng hàng trên các phiếu ghi chú kệ hàng để đôn đốc mua hàng đảm bảo không dưới định mức tối thiểu tồn kho.

Phân loại và sắp xếp hàng hóa

Kế toán kho cần trực tiếp theo dõi quá trình phân loại và sắp xếp các loại hàng hoá một cách hợp lý tránh để hàng hoá bị ướt hoặc đổ vỡ. Lập các sơ đồ kệ chứa hàng kho để dễ quản lý và có đủ không gian dự trữ hàng khi cần thiết.

Bảo đảm tiêu chuẩn hàng hoá

Tiêu chuẩn hàng hóa cần đảm bảo chất lượng. Do đó, kế toán kho nên lưu ý bảo quản hàng hoá theo hướng dẫn của nhà sản xuất và xử lý hàng quá hạn sử dụng theo các nguyên tắc của FIFO.

Quy định về phòng cháy chữa cháy

Có các quy định riêng về phòng cháy chữa cháy cho kho hàng. Nhân viên kế toán kho cần lưu ý những quy định này để đảm bảo an toàn về vấn đề cháy nổ và hàng hoá của doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra định kỳ các kệ chứa hàng có chất lượng ổn định.

Hy vọng những thông tin trong trong bìa viết đã chia sẻ kinh nghiệm trên đây hữu ích cho bạn. Bạn cũng nên liên tục cập nhật và học hỏi các kiến thức chuyên môn để có nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ